Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Hóa Chất Xử Lí Bề Mặt Kim Loại Và Những Điều Cần Biết

Thứ bảy - 26/10/2019 15:03

Bề mặt kim loại sạch trơn là nguyên tắc vàng giúp lớp sơn hay xi mạ kết dính bền chặt và bóng nhẵn. Công đoạn xử lý các vết gỉ sét, bụi bẩn, mốc… là yếu tố quyết định chất lượng của nước sơn hay lớp xi mạ lên bề mặt kim loại.

Hóa Chất Xử Lí Bề Mặt Kim Loại Và Những Điều Cần Biết

Vì vậy, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm của kim loại, chúng ta cần phải đưa ra giải pháp xử lý an toàn và hiệu quả. Hiện nay trên thị trường xuất hiện loại hóa chất xử lí bề mặt kim loại như một phương pháp tối ưu được mọi người tin dùng. Vậy phương pháp này có thực sự tốt và hiệu quả?

Xử lí bề mặt kim loại có quan trọng không?

Trước khi chia sẻ các phương pháp xử lý bề mặt kim loại tiêu chuẩn, chúng tôi muốn các bạn hiểu rõ tầm quan trọng của việc làm sạch kim loại trước khi sơn hoặc xi mạ. Theo thông tin chúng tôi nhận được từ kỹ sư hóa học thì có 2 lý do chính buộc bạn phải chuẩn bị bề mặt kim loại thật sạch sẽ đó là:
  • Khả năng bám dính của lớp sơn hay xi mạ sẽ không cao nếu bạn không loại bỏ hết các vết gỉ sét và bụi bẩn. Và chỉ sau một khoảng thời gian ngắn sử dụng, lớp sơn và xi mạ này sẽ dần bong tróc để lộ phần thân kim loại cần bảo vệ.
  • Bề mặt kim loại bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ thấm nước khiến bề mặt kim loại loại bị phá hủy nghiêm trọng.
Như vậy, việc không làm sạch bề mặt kim loại triệt để sẽ làm giảm độ bền của lớp sơn, xi mạ và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Vậy đâu là giải pháp xử lý bề mặt kim loại đang được áp dụng hiệu quả hiện nay?

Các phương pháp xử lí bề mặt kim loại chuẩn

Sau khi tìm hiểu và tham khảo ý kiến chuyên gia, chúng tôi đã tổng hợp được 3 cách xử lý bề mặt kim loại hiệu quả, an toàn và nhanh chóng – Các bạn hãy dành thời gian tham khảo nhé!

Phương pháp 1: Mài cơ khí

Mài cơ khí là 1 trong các phương pháp xử lý bề mặt kim loại được áp dụng phổ biến hiện nay. Với kỹ thuật này, chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ mài và bột mài chuyên dụng để làm sạch kim loại.
Trước tiên, bạn phải tiến hành mài thô để loại hết các vết ô nhiễm bám dính trên thanh kim loại. Sau đó, để bề mặt kim loại sáng bóng và trơn nhẵn giúp lớp xi mạ kết dính tốt hơn, chúng ta sẽ đến bước mài tinh.

Phương pháp 2: Quay bóng

Thông thường, chỉ những bề mặt kim loại có kích thước nhỏ hẹp mới sử dụng cách làm sáng bề mặt kim loại này. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta có 2 công nghệ quay bóng là quay bóng khô và quay bóng ướt.

Phương pháp 3: Sử dụng hóa chất

Trong các phương pháp xử lý bề mặt kim loại, thì việc sử dụng hóa chất tẩy gỉ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nó bao gồm các phương pháp xử lý khắc axit lên bề mặt để tạo lớp oxy dính chặn vào, hay làm cho lớp lót vô cơ phức tạp lắng xuống, có thể loại bỏ hoàn toàn đi lớp gỉ sét, bụi bẩn bám trên bề mặt kim loại.
Thông thường, chỉ những bề mặt kim loại có kích thước nhỏ hẹp mới sử dụng cách làm sáng bề mặt kim loại này. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta có 2 công nghệ quay bóng là quay bóng khô và quay bóng ướt.

Các hóa chất xử lý bề mặt kim loại

  • Tẩy dầu kiềm dạng nước hoặc bột: Áp dụng cho các kim loại nền là đồng, kẽm, sắt, thép, nhôm,… Hóa chất này có tính kiềm mạnh, trung bình hoặc nhẹ, tùy nhu cầu mà lựa chọn sử dụng cho phù hợp.

  • Tẩy dầu axit dạng nước: Sử dụng để tẩy dầu mỡ trên kim loại nền bằng phương pháp nhúng ở nhiệt độ thường trong khoảng 20 -30 phút. Đặc biệt, dung dịch này có khả năng tẩy dầu mỡ trên vật liệu thép mạ kẽm mà không ảnh hưởng đến lớp kẽm.

  • Tẩy dầu nhôm: Có tác dụng tẩy dầu mỡ, đồng thời tái sinh bề mặt cho vật liệu kim loại nhôm.
  • Phốt phát kẽm: Tạo một lớp phốt phát kẽm trên bề mặt kim loại và lớp phốt phát kẽm này ổn định trong môi trường không khí, có khả năng chống gỉ và ăn mòn tốt, đồng thời tăng độ bám và độ đàn hồi cho lớp mạ. Phosphate kẽm được sử dụng chủ yếu trong sơn tĩnh điện.
  • Chất định hình: Có tác dụng định hình, trung hòa bề mặt kim loại, đồng thời thúc đẩy quá trình phốt phát diễn ra nhanh hơn, và lớp phốt phát phủ đều, phủ mịn, bám chắc trên bề mặt vật liệu kim loại hơn.
  • Chất xúc tác, tăng tốc: Giúp rút ngắn thời gian của quá trình phốt phát hóa.
  • Crom: Là một hóa chất ngành xi mạ phổ biến, có khả năng thụ động nhuộm vàng crom cho các lớp mạ kẽm, mạ cadimi, giúp các lớp mạ này sáng bóng và có màu sắc bắt mắt, đặc biệt là khả năng chịu ăn mòn rất cao.
  • Axit sunfuric: Trong suốt, không màu, có khả năng hòa tan trong nước, được dùng để tẩy gỉ sét trong quá trình xử lý bề mặt kim loại.
Với các phương pháp xử lý bề mặt kim loại trên đây, thì việc sử dụng hóa chất tẩy gỉ sẽ đem đến hiệu quả làm sạch tốt nhất, đảm bảo độ mịn, độ nhám cao, tránh han gỉ sau một thời gian sử dụng.
Như đã chia sẻ ở đầu bài viết, chúng ta cần phải dựa vào mức độ ô nhiễm của kim loại để đưa ra giải pháp xử lý bề mặt hợp lý. Hãy áp dụng các phương pháp xử lý bề mặt kim loại tiêu chuẩn mà chúng tôi cung cấp một cách linh hoạt để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn nhé
Nếu bạn còn có những vấn đề thắ mắc chưa được giải đáp, hay bạn đang tìm kiếm, muốn trải nghiệm các dịch vụ cung cấp hóa chất tẩy rửa tốt nhất, muôn làm việc với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, bạn muốn tìm kiếm các loại hóa chất xi mạ an toàn chất lượng với giá thành hợp lí. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé! 
CÔNG TY TNHH SX TM MINH CHẤT
Trụ sở:
TPHCM: 25 Đường số 13, P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, Tp.HCM
ĐT: (028) 37620128 – Fax: (028)37620129 – DĐ: 0918 276 118 - 0888 194 194
Chi nhánh
Đà Nẵng: Đường số 3, KCN Hòa Khánh, Q. Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng
ĐT: (0511)3739816 – Fax: (0511)37739886 – DĐ: 0903 592 136
Website: https://minhchat.com.vn/
Email: info@minhchat.com.vn
Nguồn: 
https://minhchat.com.vn/news/tin-tuc-tong-hop/hoa-chat-xu-li-be-mat-kim-loai-va-nhung-dieu-can-biet-47.html

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn